Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ép kim
Việc ép kim vừa dễ lại vừa khó. Nếu bạn làm chính xác từng khâu thì nó trở nên thật đơn giản, nhưng nếu 1 trong các khâu bị sai thì mất rất nhiều thời gian canh chỉnh, và có thể bản ép kim đó có ăn nhũ nhưng cũng không thực sự được thẩm mỹ.
Như vậy để có được 1 bản ép kim đạt chất lượng Kim Phú đưa ra cho các bạn 6 chỉ tiêu sau để các bạn nắm được và bám theo:
- Keo dán: Tưởng chừng nó không ảnh hưởng nhiều đến việc ép kim nhưng nó là 1 trong những bước rất quan trọng. Mục đich chính keo dán là để dán khuôn, nhưng yêu cầu với keo dán phải được dàn hết ra khỏi các vị trí ép và không còn keo ở đó, nhưng đối với keo dán slicon nhiệt hay băng dính nhiệt thì đó là việc không thể. Việc keo còn tồn lại ở các vị trí ép trên khuôn có thể làm kênh khuôn do vậy việc căn chỉnh máy sau này là 1 việc rất khó khăn thậm chí chỉnh chỗ này lại bị chỗ khác. Ngoài ra keo còn phải dễ dàng cho việc vệ sinh sau này và không ảnh hưởng tới tấm nhôm ép
- Căn chỉnh mặt phẳng 4 phía: Nhiều người nghĩ việc cân bằng bề mặt chỉ chỉnh 1 lần đầu lúc mua máy là đủ sau này sẽ không cần phải căn chỉnh sau này nữa. Tuy nhiên việc căn chỉnh 4 phía trên dưới trái phải phải làm sau mỗi lần dán khuôn, lý do khi tắt bật máy nhiệt co dãn sẽ làm thay đổi độ phẳng bề mặt. Do vậy việc căn chỉnh này là không thể thiếu giúp bề mặt khuôn với bàn ép được phẳng gần tuyệt đối lực được dàn đều mọi vị trí trên mặt khuôn
- Nhiệt độ: Phụ thuộc vào nhũ của các đơn vị sản xuất, thông thường nhũ ép trên giấy hoặc giấy cán màng, có nhiệt độ trong khoảng 100-130 độ. Khi điều chỉnh nhiệt độ ép giảm dưới hoặc tăng quá nhiệt độ đó nhũ sẽ không bám, bạn cần test nhũ để hiểu được loại nhũ đó đến nhiệt bám là bao nhiêu độ. Cách là test từ 100 độ trở lên rồi tăng dần, ví dụ khi bật nhiệt đến 110 độ nhũ mới bám vậy bạn hay tăng thêm 5-10 độ nữa là khoảng nhiệt bạn cần làm. Tốc độ ép càng nhanh nhiệt mất càng nhanh do vậy việc bù nhiệt cũng là phải tức thì hoặc nhiệt độ ép càng phải chênh lệch cao hơn . Các nét nhỏ diện tích ép nhỏ nhiệt độ để vừa phải, Các nét lớn diện tích ép lớn nhiệt chỉnh cao hơn chút khoảng 5-10 độ.
- Áp lực ép: Áp lực ép nên để vừa mức với diện tích ép, diện tích ép nhỏ, ít nét hoặc nét mảnh, hãy để áp lực ép thật thấp, diện tích ép lớn, hoặc những chi tiết ép nền bệt thì áp lực ép phải lớn.
- Tốc độ ép: Tốc độ ép phục thuộc vào các nét trong bản ép, Tốc độ cao với bản ép có những nét mảnh, nhỏ diện tích ép nhỏ, tốc độ chậm dần với diện tích ép lớn, nền bệt, thậm chí phải ngâm với những chi tiết như nền bệt. Có 1 điều mà ít người ít chú ý với cách ép những mảng nền bệt là tăng áp lực đồng nghĩa với tốc độ ép sẽ tăng tuy nhiên chính điều này là ảnh hưởng tới việc bám nhũ kém bị lốm đốm, áp lực tăng nhưng phải đảm bảo tốc độ ép giảm được, lý do vì sao thì tôi sẽ giải thích vào 1 bài viết khác.
- Kê lót: Với giấy mỏng định lượng <150gsm.thường sẽ phải kê lót để việc ép kim được dễ dàng hơn. Bạn có thể kê lót các chất liệu sau mục đích là để tăng độ dày của giấy:
+ Băng dính
+ Giấy
+ Cao su in (chỉ phù hợp với các kiểu chi tiết nền bệt)
Như vậy nếu bạn hiểu và đáp ứng được 6 tiêu chí trên việc ép kim của bạn sẽ trở nên thẩm mỹ hơn rồi. Tuy nhiên có những trường hợp không thể ép kim được và bạn cũng cần phải nhận ra để bên thiết kế điều chỉnh và thợ ép kim không phải chỉnh cực khổ mà vẫn không lên được bản ép kim
+ chữ nét mảnh ép lọng trong nền bệt
+ nền bệt đi kèm với các chi tiết nhỏ và sát nhau
+ Nền bệt quá lớn
+ Giấy mỹ thuật khó bám nhũ hơn giấy thường
+ Decal PP khó bám nhũ hoặc chỉ bám được nhũ với nhiệt độ ép thấp ~100 độ.
Chúng tôi là đơn vị làm khuôn nhưng vẫn thường nhận được các câu hỏi từ phía khách hàng trong quá trình ép kim. Do vậy Kim phú viết bài này với mục đích là giúp các khách hàng của Kim Phú dễ dàng hơn trong quá trình ép kim trở nên đẹp và thẩm mỹ hơn dễ dàng hơn khi nắm được nguyên lý ép kim.