Tiêu chuẩn khuôn thúc nổi
Hôm nay Kim Phú sẽ cùng các bạn tìm hiểu làm sao để có 1 bộ khuôn thúc nổi đẹp, các chi tiết lên đủ không bị rách giấy.
Thúc nổi là kỹ thuật làm cho các chi tiết trên bề mặt giấy nổi lên rõ rệt. Giúp tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm. Khuông thúc nổi gồm 2 chiếc, khuôn âm và khuôn dương, giống với tên gọi, khuông dương nổi lên hay còn gọi với tên khác là chày, khuôn âm lõm xuống được gọi là cối.
- Độ dày của giấy
Các đường nét trong khuôn âm thường sẽ lớn hơn khuôn dương, tùy thuộc vào thiết kế sẽ tính toán tỉ lệ sao cho phù hợp với độ dày của giấy, thông thường giấy định lượng <200gms sẽ không được sử dụng làm thúc nổi do rất có thể bị rách giấy. Giấy có độ dày lớn sẽ đảm bảo việc thúc nổi đạt kết quả tốt nhất và đẹp. Với độ dày >300gms là phù hợp cho việc thúc nổi.
- Độ dày nét thúc nổi
Tất nhiên ngoài độ dày của giấy ra thì bản thiết kế các họa tiết cần thúc nổi cũng là 1 yếu đố quyết định nó có đảm bảo hay không. Nhiều người không chú ý vấn đề này, đơn giản chỉ nghĩ là cần nổi lên mà thôi. Nhưng thực tế không như vậy, các họa tiết in mảnh khi thúc nổi lên sẽ lộ xung quanh chân không đồng màu do các họa tiết được in hoặc ép kim, do vậy không đạt được tính thẩm mỹ. Vì vậy Kim Phú đưa ra lời khuyên với các họa tiết mảnh có độ dày <1.5mm thì không nên làm thúc nổi.
- Khoảng cách giữa các nét thúc nổi
Khoảng cách giữa các nét thúc nổi cần phải lớn không nên để quá sát, như vậy không thể thể hiện hết các chi tiết đúng ý thiết kế và như vậy chỉ lên được cả cụm lớn.
3 điểm trên là những yếu tố quyết định giúp việc thúc nổi đạt được hiệu quả thẩm mỹ, mà các designer cần biết giúp sản phẩm của mình đạt được chất lượng tốt nhất đúng ý đồ mà các designer đề ra.
Ngoài ra kỹ thuật sản xuất khuôn thúc nổi cũng là 1 yếu tố quyết định mà Kim Phú chắc chắn với bề dày kinh nghiệm sẽ làm các bạn hài lòng nhất